Đánh giá rủi ro an toàn lao động đơn vị thi công công trình xây dựng
Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước.
Ngành nghề lĩnh vực hoạt động nào đều có các nguy cơ rủi ro mất an toàn trong lao động, tuy nhiên lĩnh vực công trình xây dựng là lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn rất cao, khi có sự cố mất an toàn xảy ra có thể gây ra ảnh hưởng rất lớn về tiến độ thi công công trình, phát sinh chi phí chính vì thế việc đánh giá rủi ro an toàn lao động đơn vị Thi công công trình xây dựng là thực sự cần thiết.
Căn cứ thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH thì việc thực hiện đánh giá rủi ro an toàn lao động đơn vị Thi công công trình xây dựng là bắt buộc, thuộc nhóm ngành nghề bắt buộc đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
☘ Yêu cầu đánh giá rủi ro an toàn lao động
Căn cứ Điều 3 Thông tư 07/2016 quy định về việc thực hiện đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động như sau:
Các ngành nghề bắt buộc đánh giá rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề dưới đây người sử dụng lao động áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc:
✔️ Nhận diện rủi ro các đơn vị Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
✔️Nhận diện rủi ro các đơn vị Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.
✔️ Nhận diện rủi ro các đơn vị Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.
✔️ Nhận diện rủi ro các đơn vị Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.
✔️ Nhận diện rủi ro các đơn vị Thi công công trình xây dựng.
✔️ Nhận diện rủi ro các đơn vị Đóng và sửa chữa tàu biển.
✔️ Nhận diện rủi ro các đơn vị Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
✔️ Nhận diện rủi ro các đơn vị Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.
✔️ Nhận diện rủi ro các đơn vị Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày.
✔️ Nhận diện rủi ro các đơn vị Tái chế phế liệu.
✔️ Nhận diện rủi ro các đơn vị Vệ sinh môi trường.
☘ Khi nào cần thực hiện đánh giá rủi ro an toàn lao động đơn vị Thi công công trình xây dựng
– Các đơn vị Thi công công trình xây dựng phải thực hiện đánh giá khi bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh;
– Định kỳ ít nhất thực hiện đánh giá lại 1 lần trong năm, đánh giá theo kế hoạch xây dựng của cơ sở và cuối năm báo cáo lên đơn vị nhà nước tại địa bàn.
– Đơn vị thi công công trình xây dựng thực hiện đánh giá bổ sung khi thay đổi về thực hiện ở các công trình, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
☘ Quy trình thực hiện Đánh giá rủi ro an toàn lao động
Việc Đánh giá rủi ro an toàn lao động đơn vị Thi công công trình xây dựng được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại công trình thi công;
Bước 2: Tiến hành khảo sát đánh giá các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tại địa điểm đánh giá
Bước 3: Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
☘ Kế hoạch đánh giá rủi ro về an toàn vệ sinh lao động
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH nêu về Lập kế hoạch đánh giá rủi ro an toàn vệ sinh lao động như sau:
– Xác định Mục đích, nhu cầu, đối tượng, phạm vi và thời điểm để thực hiện việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn lao động tại cơ sở.
– Phân tích phương pháp lựa chọn cách thức nhận diện, phân tích nguy cơ và tác hại các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
– Phân công trách nhiệm cho các đội, bộ phận thi công (nếu có) và cá nhân trong đơn vị có liên quan đến việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
– Dự trù kinh phí để thực hiện đánh giá rủi ro an toàn lao động.
☘ Phân tích các thông tin để đánh giá rủi ro an toàn lao động
Sau khi nhận diện các yếu tố có hại, yếu tố nguy hiểm tiến hành phân tích khả năng phát sinh các nguy cơ rủi ro và đánh giá hậu quả của việc mất an toàn, vệ sinh lao động. Từ phân tích các dữ liệu thông tin thu thập thực tế tại cơ sở, tiến hành tổng hợp kết quả đánh giá như sau:
– Xếp loại mức độ nghiêm trọng của nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động tương ứng với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.
– Xác định các nguy cơ rủi ro chấp nhận được và các biện pháp giảm thiểu nguy cơ rủi ro đến mức hợp lý.
– Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; đề xuất các biện pháp nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện Điều kiện lao động, phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Là đơn vị chuyên về lĩnh vực An toàn sức khoẻ và môi trường, Crs Vina tiên phong trong các dịch vụ hỗ trợ đơn vị thực hiện các Quy định cũng như yêu cầu của đối tác về Quản lý an toàn lao động, quản lý PCCC…Liên hệ CRS VINA để được tư vấn và báo chi phí tốt nhất:
CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
🌐 Website: https://moitruongcrsvina.com/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.
⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.
⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.