Quy định báo cáo An toàn lao động và công tác bảo vệ môi trường

Quy định báo cáo An toàn lao động và công tác bảo vệ môi trường là bắt buộc với các đơn vị, cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh tới Cơ quan quản lý liên quan nhằm cung cấp dữ liệu thông tin để cơ quan nhà nước giám sát việc thực hiện theo Quy định báo cáo An toàn vệ sinh lao động và công tác bảo vệ môi trường có hoạt động liên quan.

Để tìm hiểu quy định báo cáo An toàn lao động và công tác bảo vệ môi trường, Qúy đơn vị tìm hiểu qua nội dung dưới đây hoặc Liên hệ: 0984 886 985 và Email: moitruongcrsvina@gmail.com để được tư vấn thêm.

Quy dinh bao cao An toan lao dong va cong tac bao ve moi truong

♻️ Báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động

Theo LUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG thì cơ sở/doanh nghiệp cần làm tối thiểu 03 loại báo cáo định kỳ: (các bạn không nên nhầm lẫn báo cáo và hồ sơ, ngoài ra không nên nhầm lẫn báo cáo định kỳ và thông báo cho cơ quan chức năng).

✔️ Một năm báo cáo 1 lần

Báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động gửi Sở Y Tế và Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội trước ngày 10/1 năm kế tiếp.

Trích dẫn Luật ATVSLĐ, Điều 81. Thống kê, báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải thực hiện thống kê, báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

  • Người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử) theo mẫu được quy định tại Phụ lục II (Kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).
  • Báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau.

✔️ Một năm báo cáo 2 lần (6 tháng và cả năm)

. Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động cấp cơ sở gửi Sở Lao Động Thương Binh Và Xã Hội tại địa phương.

. Báo cáo y tế lao động gửi Trung tâm y tế dự phòng.

Trích dẫn Luật ATVSLĐ, Điều 36. Thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
1. Người sử dụng lao động phải thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng tại cơ sở của mình và định kỳ 06 tháng, hằng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
--> Tra cứu Phụ lục XII (Kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ) Mẫu báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động cấp cơ sở dùng cho 6 tháng hoặc cả năm. 

  • Người sử dụng lao động gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của đơn vị đăng ký hoạt động;
  • Báo cáo gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm.
  • Báo cáo hình thức sau đây: trực tiếp, fax, đường bưu điện, thư điện tử.

Trích dẫn Luật ATVSLĐ, Điều 27. Quản lý sức khỏe người lao động
Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp; thông báo kết quả khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để người lao động biết; hằng năm, báo cáo về việc quản lý sức khỏe người lao động thuộc trách nhiệm quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền.
--> Tra cứu phụ lục 8 (Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế) mẫu báo cáo y tế lao động của cơ sở lao động.
Đơn vị nhận báo cáo:

  • Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Trung tâm y tế) nơi đặt trụ sở chính của cơ sở lao động;
  • Đơn vị quản lý y tế bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở lao động thuộc quyền quản lý của bộ, ngành.

Thời gian gửi báo cáo:

  • Trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm;
  • Trước ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.

Điều 37. Thống kê, báo cáo về bệnh nghề nghiệp
1. Tất cả người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp phải được thống kê và báo cáo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo, thống kê về phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế cấp tỉnh để tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế.

Quy định báo cáo An toàn lao động và công tác bảo vệ môi trường được thực hiện xuyên suốt quá trình hoạt động của Cơ sở/Doanh nghiệp, việc thực hiện đúng các Quy định báo cáo an toàn lao động và công tác bảo vệ môi trường giúp cơ sở/Doanh nghiệp đưa hệ thống vào hoạt động hiệu quả, giảm thiểu được những rủi ro ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường làm việc An toàn cho người lao động giúp tăng năng suất, mang đến hình ảnh tốt với Cơ quan quản lý cũng như đối tác Khách hàng.

♻️ Báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được đề nêu tại Điều 65 và 66 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường năm 2020.

✔️ Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường:

a) Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định tại Mẫu số 05.A Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải đăng ký môi trường theo quy định tại Mẫu số 05.B Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Đối tượng được miễn đăng ký môi trường theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì không phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường;

c) Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

✔️ Thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường: Theo quyết định số 3323/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2022 về điều chỉnh thời gian gửi báo cáo đã được nêu tại Thông tư 02/2022/TT0BTNMT như sau:

  • Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ báo cáo các cơ quan quy định tại khoản 5 Điều này về công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo;
  • Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp báo cáo các cơ quan quy định tại khoản 5 Điều này về công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) trước ngày 20 tháng 01 của năm tiếp theo.

✔️ Cơ quan tiếp nhận báo cáo công tác bảo vệ môi trường:

a) Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan sau: Cơ quan cấp giấy phép môi trường (đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này) hoặc cơ quan tiếp nhận đăng ký môi trường (đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này); Sở Tài nguyên và Môi trường (nơi dự án đầu tư, cơ sở có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ); Ủy ban nhân dân cấp huyện; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp (đối với các cơ sở nằm trong khu kinh tế, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp);

b) Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan theo quy định tại điểm m khoản 4 Điều 51 Luật Bảo vệ môi trường;

c) Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan theo quy định tại điểm l khoản 3 Điều 52 Luật Bảo vệ môi trường

✔️ Hình thức nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được thể hiện bằng một trong các hình thức sau:

a) Báo cáo bằng văn bản giấy, có chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và bản điện tử (file.doc). Các biểu mẫu tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo phải được đóng dấu giáp lai. Báo cáo theo hình thức này được gửi theo phương thức quy định tại các điểm c, d, đ, e khoản 2 Điều này;

b) Báo cáo bằng văn bản điện tử theo thể thức định dạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc được số hóa từ văn bản giấy, có chữ ký điện tử của người có thẩm quyền và đóng dấu điện tử của đơn vị. Báo cáo theo hình thức này được gửi theo phương thức quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.

✔️ Các phương thức gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường như sau:

a) Gửi qua trục liên thông văn bản quốc gia;

b) Gửi qua hệ thống thông tin báo cáo của địa phương và Bộ Tài nguyên và Môi trường;

c) Gửi, nhận trực tiếp;

d) Gửi, nhận qua dịch vụ bưu chính;

đ) Gửi, nhận qua Fax;

e) Gửi, nhận qua hệ thống thư điện tử;

g) Phương thức khác theo quy định của pháp luật.

♻️ Báo cáo công tác PCCC hằng năm

✔️ Báo cáo công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) là việc đánh giá các cơ sở hoạt động kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện an toàn về PCCC , Đây là việc bắt buộc doanh nghiệp, hộ kinh doanh và những đối tượng khác có liên quan đến kinh doanh phải thực hiện hàng năm, trường hợp không đáp ứng được điều kiện có thể bị xử phạt hoặc yêu cầu tạm ngừng hoạt động.

✔️ Kiểm tra an toàn về PCCC được tiến hành theo hình thức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất, cụ thể:
✔️ Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn PCCC trong phạm vi quản lý của mình.
Người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III có trách nhiệm kiểm tra an toàn về PCCC thường xuyên.
Cụ thể định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra.
✔️ Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về PCCC:
– Định kỳ 06 tháng một lần đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
– Định kỳ một năm một lần đối với hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến PCCC của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC và các cơ sở còn lại thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III.
– Kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc vi phạm quy định an toàn về PCCC mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý.
– Kiểm tra một năm một lần trong quá trình thi công đối với công trình xây dựng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

♻️ Báo cáo tình hình sử dụng hóa chất hằng năm

Ngày 27/10/2022 Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 17/2022/TT-BCT sửa đổi Thông tư 32/2017/TT-BCT hướng dẫn Luật Hóa chất và Nghị định 113/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hóa chất.

Theo đó, Thông tư 17/2022/TT-BCT sửa đổi quy định về việc báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất của  tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp như sau:
– Thời hạn gửi báo cáo: trước ngày 15 tháng 02 hàng năm (quy định hiện hành là trước ngày 15 tháng 01 hàng năm);
– Nơi nộp báo cáo tại Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính và nơi đặt địa điểm sản xuất kinh doanh, đồng thời gửi Cục Hóa chất;
– Hình thức gửi: thông qua hệ thống Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia theo địa chỉ https:chemicaldata.gov.vn/cms.xc, không thực hiện gửi bản cứng theo quy định hiện hành;
– Mẫu báo cáo: Mẫu số 05a quy định tại phụ lục 5 Thông tư 32/2017/TT-BCT ;
– Ngoài ra tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất vẫn thực hiện báo cáo đột xuất khi có sự cố xảy ra trong hoạt động hóa chất hoặc chấm dứt hoạt động hóa chất đến địa điểm nhận báo cáo định kỳ như quy định cũ;
– Thông tư 17/2022/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 22/12/2022. Riêng chế độ báo cáo tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 22/12/2023.

 

5/5 – (1 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0903980538