Nội dung tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động

Trong môi trường làm việc, an toàn vệ sinh lao động là một vấn đề quan trọng không thể bỏ qua. Nội dung tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn và bảo vệ sức khỏe của cả người lao động lẫn doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về nội dung tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động và cách thực hiện để bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho tất cả.

Noi dung tu kiem tra an toan ve sinh lao dong
Nội dung tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động

Tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động được quy định tại Luật an toàn lao động, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 cụ thể như sau:

Tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động

✔️ Người sử dụng lao động phải quy định và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.

✔️ Nội dung, hình thức và thời hạn tự kiểm tra cụ thể do người sử dụng lao động chủ động quyết định theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

✔️ Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 03 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.

✔️ Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề khác với ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần trong một năm ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 06 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.

Nội dung tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động

Khi xây dựng một môi trường làm việc an toàn, nội dung tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động là một phần quan trọng để đảm bảo tuân thủ các quy tắc và quy định liên quan đến an toàn và vệ sinh.

🔸 Việc thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động như: khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bồi dưỡng bằng hiện vật, khai báo, Điều tra, thống kê tai nạn lao động; đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động,…

🔸 Hồ sơ, sổ sách, nội quy, quy trình và biện pháp an toàn, sổ ghi biên bản kiểm tra, sổ ghi kiến nghị.

🔸 Việc thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn, biện pháp an toàn đã ban hành.

🔸 Tình trạng an toàn, vệ sinh của các máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng và nơi làm việc như: Che chắn tại các vị trí nguy hiểm, độ tin cậy của các cơ cấu an toàn, chống nóng, chống bụi, chiếu sáng, thông gió, thoát nước,…

🔸 Việc sử dụng, bảo quản trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, phương tiện kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, phương tiện cấp cứu y tế.

🔸 Việc thực hiện các nội dung của kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động.

🔸 Việc thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra.

🔸 Việc quản lý, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và việc kiểm soát các yếu tố nguy hiểm có hại.

🔸 Kiến thức an toàn, vệ sinh lao động, khả năng xử lý sự cố và sơ cứu, cấp cứu của người lao động.

10. Việc tổ chức ăn uống bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe người lao động.

🔸 Hoạt động tự kiểm tra của cấp dưới, việc giải quyết các đề xuất, kiến nghị về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động.

🔸  Trách nhiệm quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động và phong trào quần chúng về an toàn, vệ sinh lao động.

🔸 Các nội dung khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Hình thức tự kiểm tra

◾ Kiểm tra tổng thể các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến quyền hạn của cấp kiểm tra.

◾ Kiểm tra chuyên đề từng nội dung kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động

◾ Kiểm tra sau đợt nghỉ sản xuất dài ngày.

◾ Kiểm tra trước hoặc sau mùa mưa, bão.

◾ Kiểm tra sau sự cố, sau sửa chữa lớn.

◾ Kiểm tra định kỳ để nhắc nhở hoặc chấm Điểm để xét duyệt thi đua.

◾ Các hình thức kiểm tra khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.

Tổ chức tự kiểm tra

Để việc tự kiểm tra có hiệu quả, tránh hình thức, đối phó cần phải chuẩn bị chu đáo và thực hiện nghiêm chỉnh các bước sau:

⚜️ Thành lập đoàn kiểm tra: ở cấp doanh nghiệp và cấp phân xưởng hoặc tương đương khi tự kiểm tra nhất thiết phải tổ chức đoàn kiểm tra, những người tham gia kiểm tra phải là những người có trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, có hiểu biết về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.

⚜️ Họp đoàn kiểm tra phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xác định lịch kiểm tra.

⚜️ Thông báo lịch kiểm tra đến các đơn vị hoặc các tổ chức sản xuất.

⚜️ Tiến hành kiểm tra:

a) Quản đốc phân xưởng (nếu là kiểm tra ở phân xưởng) phải báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động với đoàn kiểm tra và đề xuất các kiến nghị, biện pháp khắc phục thiếu sót tồn tại ngoài khả năng tự giải quyết của phân xưởng; dẫn đoàn kiểm tra đi xem xét thực tế và trả lời các câu hỏi, cũng như tiếp thu các chỉ dẫn của đoàn kiểm tra.

▪️ Mọi vị trí sản xuất, kho tàng đều phải được kiểm tra.

⚜️ Lập biên bản kiểm tra:

▪️ Đoàn kiểm tra ghi nhận xét và kiến nghị đối với đơn vị được kiểm tra; ghi nhận các vấn đề giải quyết thuộc trách nhiệm của cấp kiểm tra vào sổ biên bản kiểm tra của đơn vị được kiểm tra.

▪️ Trưởng đoàn kiểm tra và trưởng bộ phận được kiểm tra phải ký vào biên bản kiểm tra.

⚜️ Xử lý kết quả sau kiểm tra:

▪️ Đối với các đơn vị được kiểm tra phải xây dựng kế hoạch khắc phục các thiếu sót tồn tại thuộc phạm vi của đơn vị giải quyết, đồng thời gửi cấp kiểm tra để theo dõi thực hiện.

▪️  Cấp kiểm tra phải có kế hoạch phúc tra việc thực hiện kiến nghị đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; tổng hợp những nội dung thuộc trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết của mình đối với cấp dưới và giao các bộ phận giúp việc tổ chức thực hiện.

⚜️ Thông báo kết quả tự kiểm tra đến toàn thể người lao động.

Nội dung tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động
Nội dung tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động

Các nội dung chính của Nội dung tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động:

Lao động

Tổng số lao động

– Trong đó:

+ Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động

+ Người làm công tác y tế

+ Lao động nữ

+ Lao động làm việc trong Điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Điều kiện lao động loại IV, V, VI)

+ Lao động là người chưa thành niên

+ Người dưới 15 tuổi

+ Người khuyết tật

+ Lao động là người cao tuổi

Tai nạn lao động

– Tổng số vụ tai nạn lao động

+ Trong đó, số vụ có người chết

– Tổng số người bị tai nạn lao động

+ Trong đó, số người chết vì tai nạn lao động

– Tổng chi phí cho tai nạn lao động (cấp cứu, Điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp,…)

– Thiệt hại về tài sản (tính bằng tiền)

– Số ngày công nghỉ vì tai nạn lao động

Bệnh nghề nghiệp

– Tổng số người bị bệnh nghề nghiệp cộng dồn tại thời Điểm báo cáo

Trong đó, số người mắc mới bệnh nghề nghiệp

– Số ngày công nghỉ vì bệnh nghề nghiệp

– Số người phải nghỉ trước tuổi hưu vì bệnh nghề nghiệp

– Tổng chi phí cho người bị bệnh nghề nghiệp phát sinh trong năm (Các Khoản chi không tính trong kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động như: Điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp …)

Kết quả phân loại sức khỏe của người lao động

+ Loại I

+ Loại II

+ Loại III

+ Loại IV

+ Loại V

Huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động

▪️ Tổng số người nhóm 1 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 1 hiện có

▪️ Tổng số người nhóm 2 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 2 hiện có

▪️ Tổng số người nhóm 3 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 3 hiện có

Trong đó:

– Tự huấn luyện

– Thuê tổ chức cung cấp dịch vụ huấn luyện

▪️ Tổng số người nhóm 4 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 4 hiện có

▪️ Tổng số người nhóm 5 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 5 hiện có

▪️ Tổng số người nhóm 6 được huấn luyện/tổng số người nhóm 6 hiện có

▪️ Tổng chi phí huấn luyện

Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

– Tổng số

– Trong đó:

+ Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ đang được sử dụng

+ Số đã được kiểm định

+ Số chưa được kiểm định

+ Số đã được khai báo

+ Số chưa được khai báo

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

– Tổng số người làm thêm trong năm

– Tổng số giờ làm thêm trong năm

– Số giờ làm thêm cao nhất trong 01 tháng

Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật

– Tổng số người

– Tổng chi phí (Chi phí này nằm trong Chi phí chăm sóc sức khỏe nêu tại Điểm 10)

Tình hình quan trắc môi trường lao động

– Số mẫu quan trắc môi trường lao động

– Số mẫu không đạt tiêu chuẩn

– Số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép/Tổng số mẫu đo

+ Nhiệt độ

+ Bụi

+ Ồn

+ Rung

+ Hơi khí độc

Chi phí thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động

– Các biện pháp kỹ thuật an toàn

– Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh

– Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

– Chăm sóc sức khỏe người lao động

– Tuyên truyền, huấn luyện

– Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

– Chi khác

Tổ chức cung cấp dịch vụ:

▪️ Dịch vụ về an toàn, vệ sinh lao động được thuê theo quy định tại Khoản 5 Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động (nếu thuê)

▪️ Dịch vụ về y tế được thuê theo quy định tại Khoản 5 Điều 73 Luật an toàn, vệ sinh lao động (nếu thuê)

Thời Điểm tổ chức tiến hành đánh giá định kỳ nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại Điều 7 Nghị định 39/2016/NĐ-CP

Nếu có đánh giá thì:

▪️ Số lượng các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được nhận diện trong kỳ đánh giá

▪️ Số lượng các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được cải thiện trong năm.

Tại sao nội dung tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động quan trọng?

Nội dung tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động quan trọng vì nó giúp đảm bảo môi trường làm việc an toàn và bảo vệ sức khỏe của nhân viên. Việc thực hiện kiểm tra định kỳ giúp phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn và áp dụng các biện pháp bảo vệ thích hợp, giảm nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Nội dung tự kiểm tra an toàn vệ sinh lao động đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn và bảo vệ sức khỏe của nhân viên. Bằng cách thực hiện các bước kiểm tra và tuân thủ các quy định pháp luật, chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đảm bảo môi trường làm việc luôn an toàn và sạch sẽ.

Rate this post
Chat Zalo

0903980538